Các loại tủ điện hạ thế thông dụng

Thông tin chi tiết về các loại tủ điện hạ thế thông dụng, được sử dụng nhiều nhất tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm được sản xuất và lắp đặt trực tiếp. Báo giá ngay

Bạn là chủ doanh nghiệp hay là nhà thầu thi công một dự án, bạn đang cần đặt mua tủ điện hạ thế cho công trình của mình? Nhưng bạn chưa hiểu rõ các khái niệm thế nào là tủ điện hạ thế. Và tủ điện hạ thế thường có mấy loại, loại nào thì sử dụng đúng với mục đích của mình. Chính vì thế, trước tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu khái niệm tủ điện hạ thế trước.

Tủ điện hạ thế là gì?

Theo tiêu chuẩn phân loại nguồn điện trong truyền tải điện công nghiệp ở Việt Nam đưa ra năm 2010, EVN quy ước: Nguồn điện lưới cao thế có 4 mức (66kV, 110kV, 220kV và 500kV). Trung thế có 2 mức (22kV, 35 kV) và hạ thế có 1 mức 0,4kV. Nguồn điện từ các nhà máy phát điện phân bố đến các vùng tiêu thụ điện như: thành phố, các khu công nghiệp… Trên các đường dây cao thế hay trung thế, nhưng để sử dụng được thì phải qua các trạm hạ thế để biến thành nguồn chuẩn (1 pha 220VAC, 3 pha 380VAC, tần số 50Hz). Đặt ngay sau các trạm hạ thế là các tủ điện phân phối hạ thế có chức năng chính là đóng cắt, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải. Trong dân dụng cũng như trong công nghiệp đều sử dụng nguồn điện chuẩn sau các trạm hạ thế này, các tủ điện lắp sau trạm đều gọi là Tủ điện hạ thế.

Tủ điện hạ thế được sản xuất theo tiêu chuẩn công nghiệp IEC60439-1. Tủ điện sản xuất theo tiêu chuẩn công nghiệp còn được gọi là Tủ điện công nghiệp.

Tủ điện hạ thế thường được chia thành 03 nhóm chính:

1. Nhóm Tủ điện phân phối:

Nhóm Tủ điện phân phối hạ thế bao gồm Tủ điện phân phối tổng MSB (Main Distribution Switchboard), Tủ điện phân phối DB (Distribution Board), Tủ điện ATS (Automatic Transfer Switches), Tủ điện bù công suất cosφ, Tủ điện hòa đồng bộ. Chức năng chính của nhóm tủ điện hạ thế này là đóng cắt, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải.

Tủ điện phân phối tổng MSB


Tủ điện phân phối tổng được sử dụng trong các mạng điện hạ thế và là thành phần quan trọng nhất trong mạng phân phối điện. Tủ điện này được lắp đặt tại phòng kỹ thuật điện tổng của các công trình công nghiệp như nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện, trường học, cảng, sân bay… Nó được đặt sau các trạm hạ thế và trước các tủ điện phân phối (DB).

Tủ điện phân phối DB

Tủ phân phối DB thường lắp đặt tại phòng vận hành của các công trình công nghiệp, nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, chung cư,…

Tủ điện ATS

Tủ ATS là một thiết bị khớp nối với một máy phát điện và hệ thống điện của tòa nhà. Nó theo dõi các nguồn điện và chuyển tín hiệu khởi động đến máy phát điện nếu nguồn điện xảy ra sự cố (mất pha, mất trung tính, thấp áp, quá áp,…) vượt quá khả năng đáp ứng của thiết bị điện hoặc khi sự cố mất điện xảy ra. Điện dự phòng ngay lập tức được cấp vào tủ điện đa dụng chính hoặc một tủ điện khẩn cấp thông qua  tủ ATS.
Tủ điện ATS được sử dụng ở các khu công nghiệp như nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện, cảng, sân bay… nơi có các phụ tải đòi hỏi phải cấp điện liên tục, hay những vùng hay có sự cố mất điện lưới đột ngột.

Tủ điện bù công suất cosφ

Tụ bù hạ thế thường dùng để tích và phóng điện trong mạch điện, muốn tích điện cho tụ bù người ta nối hai bản cực của tụ bù với nguồn điện, bản nối với cực dương sẽ tích điện dương, bản nối với cực âm sẽ tích điện âm.

Trong hệ thống điện, tụ bù hạ thế được sử dụng với mục đích bù công suất phản kháng  để nâng cao hệ số công suất cosφ nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của lưới điện và tránh bị phạt tiền. Tụ bù hạ thế là thành phần chính trong tủ điện tụ bù  bên cạnh các thiết bị khác để đảm bảo hệ thống bù hoạt động thông minh, ổn định và an toàn như: Thiết bị đóng cắt, bảo vệ, thiết bị đo, hiển thị,…

Tủ điện bù công suất phản kháng được sử dụng trong các mạng điện hạ thế, ứng dụng cho các hệ thống điện sử dụng các phụ tải có tính cảm kháng cao, nó thường lắp đặt tại phòng kỹ thuật của các tầng, phòng kỹ thuật của các thiết bị và tại khu vực trạm máy biến áp hay các công trình công nghiệp và dân dụng như nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện,…

2. Nhóm Tủ điện điều khiển:

Nhóm Tủ điện điều khiển gồm có Tủ điện điều khiển động cơ/máy bơm, Tủ điện điều khiển chiếu sáng, Tủ điện điều khiển khả trình (PLC)… Chức năng của nó là điều khiển các thiết bị phụ tải theo 1 quy trình cụ thể, nó có thể đứng độc lập hay đi kèm với các tủ điện động lực.

Tủ điện điều khiển động cơ MCC

Tủ điện điều khiển động cơ – Như chúng ta đã biết, trong hầu hết tất cả các công trình từ dân dụng tới công nghiệp , từ nhà máy tới các hệ thống điều khiển tự động hóa đều không thể thiếu các tủ điện điều khiển cho các động cơ . Rất nhiều loại động cơ như động cơ dùng cho các hệ thống bơm , động cơ cho các dây chuyền băng tải, động cơ cho các hệ thống khí nén …… Có rất nhiều các phương pháp để điều khiển cho các động cơ nói trên như khởi động trực tiếp, khởi động sao tam giác , khởi động mềm , Biến tần . Để làm được nhiệm vụ đó Hahuco đã cho ra dòng sản phẩm tủ điều khiển động cơ.

Tủ điện điều khiển chiếu sáng

Tủ điện chiếu sáng được dùng để điều khiển hệ thống chiếu sáng cho các nơi công cộng, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, nhà máy, sân vận động … Tủ điện chiếu sáng được HAHUCO thiết kế và sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Tủ điều khiển chiếu sáng dùng cho các hệ thống đèn chiếu sáng trong các khu vực công cộng như: đường phố, khu đô thị, vườn hoa, công viên, cầu… hay trong trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện, trường học, cảng, sân bay, sân vận động,…

Sản phẩm tủ điện hạ thế do HAHUCO sản xuất và phân phối trực tiếp. 

HAHUCO - Nhà sản xuất tủ điện hàng đầu Việt Nam.

Gọi ngay hahuco