6 bước đấu nối tủ điện công nghiệp mà bạn không thể bỏ qua

Quy trình các bước lắp đật đấu nối tủ điện công nghiệp chi tiết và đầy đủ nhất mà bạn nhất định không thể bỏ qua. Rất dễ thực hiện với người mới bắt đầu.

Quy trình lắp đặt được chia ra 6 bước như sau 

1. Tính toán thông số kỹ thuật để lựa chọn các thiết bị cần thiết

Với tủ điện phân phối hạ thế:

  • Cần xác định rõ số lượng phụ tải, số nhánh cần phân phối để tính toán các giá trị của thiết bị điện như aptomat, khởi động từ, rơle, dây dẫn ...
  • Các thiết bị khi chọn cần phải cân đối giữa bài toán kỹ thuật và kinh tế, không lựa chọn giá trị thiết bị quá cao so với cần thiết bởi sẽ ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm khi hoàn thiện.

Với tủ điện điều khiển:

  • Cần đọc và hiểu rõ yêu cầu công nghệ đưa ra từ đó tính toán để chọn được thiết bị có thông số phù hợp đáp ứng yêu cầu đưa ra.
  • Tùy vào đầu bài mà chủ đầu tư đưa ra xem mức độ phức tạp của hệ thống để chọn thiết bị cho phù hợp 

2. Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị, sơ đồ nguyên lý hoạt động

Khâu thiết kế có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất tủ điện công nghiệp . Tủ điện công nghiệp cần thiết kế đảm bảo đầy đủ các tính năng cần thiết nhưng cũng cần phải được tối ưu trong thiết kế nhằm giảm vật tư, giá thành cấu thành sản phẩm. Khi thiết kế, cần lưu ý tới quá trình mở rộng, hay sự thay đổi của hệ thống thiết bị trong tương lai. Đặc biệt hơn nữa là thiết kế sao để sau này bảo trì bảo dưỡng sửa chữa nhanh và dễ dàng nhất.

Khâu thiết kế cần được chú trọng và kiểm tra kỹ lưỡng, nhằm tránh xảy ra những sai sót sau khi đã hoàn thiện các công đoạn tiếp theo, điều này có thể dẫn tới việc phải làm lại toàn bộ quá trình từ đầu.

Hiện nay có nhiều phần mềm hỗ trợ vẽ thiết kế tủ điện công nghiệp, nhưng thông dụng và đầy đủ nhất là phần mềm Cad Electric. Ngoài ra để tránh nhầm lẫn khi thiết kế các phụ tải lớn hoặc các chương trình phức tạp nhiều tín hiệu Input và Output thì chúng ta có thể thiết kế trên phần mềm EPLAN.

 3. Gia công, lắp đặt phần vỏ tủ

Sau khi tính toán, lựa chọn các thiết bị cần thiết cho tủ điện công nghiệp, ta cần lựa chọn vỏ tủ điện để chứa các thiết bị đó. Trên mặt tủ, ta sẽ gia công các lỗ để gá lắp các thiết bị như đèn báo, đồng hồ, nút nhấn …Việc gia công các lỗ này được thực hiện đột dập bằng máy CNC với độ chính xác cao. Các khâu uốn gấp và hoàn thiện còn lại cũng được thực hiện đồng thời và trên dây truyền máy móc hiện đại. Tiếp đến sẽ là công đoạn sơn tĩnh điện để hoàn thiện lắp đặt vỏ tủ điện.

Khi lắp đặt thiết bị lên vỏ tủ điện công nghiệp, cần tuân theo các nguyên tắc sau:

  • Các thiết bị như đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị đặt ở phía trên cao ngang tầm mắt để cho nhân viên vận hành dễ quan sát các thông số.
  • Các thiết bị điều khiển (Nút nhấn, công tắc) đặt phía dưới tâm ngang ngực để dễ điều khiển bấm nút vận hành thiết bị.
  • Cần phân bố các nút nhấn, công tắc cùng điều khiển 1 thiết bị trên cùng 1 hàng (ngang hoặc dọc ) để thuận tiện cho quá trình vận hành.
  • Trên Vỏ tủ điện công nghiệp có những vị trí bị khoan khoét thông với bên ngoài như: vị trí quạt thông gió, vị trí đấu dây vào/ ra tủ điện cần phải lắp thêm lưới che chắn nhằm tránh chuột và côn trùng chui vào làm hỏng thiết bị.

4. Sắp xếp các thiết bị bên trong tủ.

Việc thiết kế bố trí thiết bị trên tủ điện hợp lý, đúng cách sẽ làm cho tủ điện giảm ảnh hưởng độ nhiễu giữa các thiết bị, tiết kiệm dây dẫn điện, tăng tính thẩm mỹ, tăng tuổi thọ các thiết bị và vận hành ổn định hơn.. Sắp xếp thiết bị được phân thành từng nhóm như sau:

  • Nhóm thiết bị điều khiển hay đặt cùng nhau, góc phía trên ( Các rơ le bảo vệ, rơ le trung gian, bộ điều khiển, cảm biến).
  • Nhóm khí cụ điện đóng cắt đặt cùng 1 hàng phía dưới (Aptomat, Contactor, khởi động từ.)
  • Aptomat tổng (Cấp nguồn cho hệ thống) đặt ở trung tâm tủ điện (hoặc đặt ở góc cao bên trái) sao cho thuận tiện trong quá trình vận hành, thao tác.
  • Cầu đấu đặt ở phía dưới cùng để thuận tiện cho quá trình đấu dây vào / ra tủ điện

5. Đấu dây dẫn điện

  • Dây dẫn giữa các thiết bị điện cần được kết nối một cách khoa học, gọn gàng.
  • Đầu cốt phải được phân màu (đỏ, vàng, xanh, đen …) và được đánh số thứ tự để dễ dàng kiểm soát và sửa chữa sau này.
  • Dây tín hiệu và dây mạch lực nên được đi trong các ống ghen riêng biệt, càng xa nhau càng tốt.
  • Với dây tín hiệu có độ nhạy cao (dây dẫn encoder, dây truyền thông …) thì phải có vỏ bọc chống nhiễu.
  • Nên đấu dây phần mạch động lực trước sau đó mới tới dây phần điều khiển
  • Dây điều khiên và dây mạch lực phải đi vuông góc nhau và tuân theo tiêu chuẩn sau (Như hình vẽ)

6. Cấp nguồn, chạy không tải.

Sau khi đã hoàn tất việc đấu dây, ta cần dùng đồng hồ vạn năng để test và kiểm tra kỹ lại hệ thống trước khi cấp nguồn điện cho tủ điện công nghiệp. Khi cấp nguồn, để cho tủ điện làm việc không tải nhằm phát hiện các sai sót trước khi đấu tải vào tủ điện.
HAHUCO Chuyên sản xuất lắp đặt tủ điện công nghiệp, tủ điện các loại uy tín chất lượng. Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt tủ điện công nghiệp hay bất kỳ loại tủ điện nào khác hãy đến với Chúng tôi.

Lí do bạn nên chọn tủ điện HAHUCO:

  • Đội ngũ kỹ sư điện nhiều năm kinh nghiệm đã trực tiếp lắp đặt hàng nghìn tủ điện các loại cho các xí nghiệp, công ty đi vào vận hành tốt
  • Sản phẩm, thiết bị linh kiện chính hãng, chất lượng
  • Lắp đặt nhanh chóng theo yêu cầu
  • Giá bán cạnh tranh nhất trên thị trường
  • Chế độ bào hành 12 tháng

Gọi ngay hahuco

Đội kỹ sư Tư vấn tốt  nghiệp chuyên ngành tự động hóa các trường nổi tiếng như Bách Khoa, Công Nghiệp…., hỗ trợ vận chuyển, lắp đặt và bảo trì tận nơi cho khách hàng

Liên hệ ngay để chọn được mẫu tủ điện công nghiệp, tủ điện các loại phù hợp nhu cầu của bạn

Trụ sở chính: Số 33 - 318/88- Phố Ngọc Trì - Phường Thạch Bàn- Q Long Biên - TP.Hà Nội.

Xưởng sản xuất: Lô 45 khu đấu giá A1 A2 A3, tổ 7, phường Cự Khối, quận Long Biên, TP. Hà Nội.

ĐT: 0485828048 - Fax: 0436756561 - Hotline: 0986123128 - 0902112296

Email: haihung@hahuco.com.vn - sale@hahuco.com.vn

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.